Nhận xét Tự tình khúc

Trích các ý kiến của:

Giống như Trần tình văn (là bài biểu, viết bằng chữ Hán, theo lối tứ lục), tác phẩm này có mục đích trần tình với vua Tự Đức nỗi oan ức và tấm lòng chân thành, thủy chung của ông (tác giả) đối với triều Nguyễn. Mặc dù gia đình bị họa tru di, mặc dầu thân mình bị tù tội, Cao Bá Nhạ, qua Tự tình khúc, vẫn tỏ ra là một nhà Nho chính thống vẫn hăm hở hoạt động, vẫn say sưa với mộng công hầu, để có cơ hội đem tài đức ra phục vụ đắc lực cho triều đình. Chính vì tấm lòng chung thủy ấy mà Cao Bá Nhạ những chờ đợi hết "chiếu vàng" đến "xá thư" của nhà vua, chứ không khi nào ông tỏ thái độ bất bình đối với triều đình...[3]Cái ý bao trùm cả bài là cái ý oán hận vì tác giả phải trả cái tội mà mình không làm... Đại để đó là cái tâm sự quanh co bực bội, âu sầu của người tù Cao Bá Nhạ. Qua tâm sự ấy ta nhận thấy trước hết là tư tưởng đạo nghĩa rất mạnh của nho gia... Qua tâm sự ấy, ta lại còn thấy một Cao Bá Quát giàu tình cảm: lòng nhớ quê hương, thương cha mẹ, thương vợ con và thương thân trải ra trong nhiều câu lâm ly ai oán...Về giá trị văn chương, tác giả đã chọn một hình thức là thể ngâm, rất thích hợp cho sự giãi tỏ, than vãn những sầu hận triền miên. Có thể coi như một áng thơ trữ tình, tựa như bài Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân... Tình cảm chan chứa, tưởng tượng dồi dào, vần điệu uyển chuyển... đó là những ưu điểm của tác phẩm. Tuy nhiên, tác giả vẫn ưa dùng chữ Hán và điển nên có chỗ hãy còn khuôn sáo hay khó hiểu...[4]
  • Đặng Thị Hảo:
Tự tình khúc (và Trần tình văn) trước hết cấp cho ta hình ảnh một Cao Bá Nhạ con người văn nhân nghèo hèn nhưng lại biết thiết tha yêu cuộc sống và chỉ có một cầu mong nhỏ nhoi là được giải oan, trở về với đời từ trong tù ngục.Song về một phương diện khác, đấy lại cũng là một con người không chịu đánh mất bản chất trung thực bất luận hoàn cảnh bi thảm đến thế nào, một người quyết bảo vệ mình và tận trong sâu kín, vẫn khéo léo giữ gìn, không vi phạm đến hào quang của người chú mà cả dòng họ Cao cũng như biết bao người đương thời ngưỡng mộ.Khác với chú ông, tư tưởng nhân văn của Cao Bá Nhạ không bộc lộ ở bình diện con người anh hùng đối diện với cái chết (là điều thơ văn xưa thường có), mà bộc lộ ở bình diện con người đời thường đối diện với sự sống, quý giá sự sống từng giây từng phút. Và một trong những nét độc đáo của thơ văn ông chính là ở đó...Như trên đã nói, tuy là một bài văn xin ân xá, nhưng không vì mình mà phản chú. Những "thói hư tật xấu" của Cao Bá Quát cũng chỉ được người viết nêu ra rất vắn tắt và nhằm vào những nét thuộc tính con người như: "tính kiêu căng, phóng túng, liều lĩnh, thích đàn đúm, thỉnh thoảng túng thiếu cũng đi đây đó buôn bán chút ít đến nỗi xao nhãng cả đạo thần hôn"...Thậm chí đôi lời bình phẩm bình vô thưởng vô phạt của Cao Bá Nhạ còn như làm tôn vị lãnh tụ này...Ở đây, Cao Bá Nhạ đã khéo chọn lối văn giàu chất trữ tình kết hợp với lối biện luận tình lý thắt buộc uyển chuyển, đạt hiệu quả thuyết phục tối đa và thực tế không có gì ảnh hưởng đến "khí tiết nhà Nho" như từng có ý kiến phê phán[5].

Tuy nhiên, theo Vũ Khiêu thì rất có thể Cao Bá Nhạ đã hèn hạ đổ lỗi cho chú để minh oan cho mình.[6]